Nguồn đáng tin cậy Wikipedia:Nguồn

Những gì được coi là một nguồn đáng tin cậy

Khi dẫn nguồn trên Wikipedia, từ "nguồn" có ba nghĩa:

Yếu tố nào ở trên cũng có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của nguồn.

Khi viết bài bách khoa, người soạn cần dựa vào các nguồn đáng tin cậy, độc lập, đã xuất bản, có uy tín trong việc xác minh dữ kiện và xác minh độ chính xác của thông tin. Nội dung trong nguồn phải được xuất bản rồi, tức là "đã được cung cấp cho công chúng bằng một hình thức nào đó".[lower-alpha 6] Nội dung chưa được xuất bản thì không được coi là đáng tin cậy. Các nguồn cần trực tiếp hỗ trợ thông tin như cách nó được trình bày trong bài và cần tương ứng với các khẳng định được đưa ra trong bài. Mức độ phù hợp của nguồn phụ thuộc vào ngữ cảnh. Các nguồn tốt nhất đều có một cơ chế chuyên nghiệp để kiểm tra hoặc phân tích thông tin, dữ kiện, vấn đề pháp lý, đánh giá chứng cứ cũng như các lập luận. Càng có nhiều người tham gia vào các công tác trên thì nguồn đó càng đáng tin cậy. Hãy đặc biệt cẩn thận khi cung cấp nguồn dẫn chứng cho các nội dung liên quan đến người đang sống hoặc lĩnh vực y học.

Các ấn phẩm hàn lâm đã qua bình duyệt là nguồn đáng tin cậy nhất trong các lĩnh vực chuyên môn như lịch sử, y học và khoa học. Ngoài ra, những nguồn không sau đây tuy không phải hàn lâm nhưng cũng đáng tin cậy, đặc biệt là nếu nó hiện diện trong các ấn phẩm chính thống có thẩm quyền:

  • Giáo trình đại học
  • Sách của các nhà xuất bản có thẩm quyền
  • Tạp chí
  • Tạp chí học thuật
  • Báo chính thống

Trang Wikipedia:Search engine test (tiếng Anh) hướng dẫn bạn cách dùng các bộ máy tìm kiếm để tìm nguồn trực tuyến cho các bài viết Wikipedia.

Blog báo và tạp chí

Một số tờ báo, tạp chí và các cơ quan thông tấn báo chí khác mở các chuyên mục tương tác mà họ gọi là blog. Các bài này có thể được chấp nhận làm nguồn nếu tác giả là nhà báo/nhà văn chuyên nghiệp, nhưng bạn cần thận trọng vì có thể blog không phải tuân theo quy trình xác minh dữ kiện thông thường như các cơ quan thông tấn báo chí.[lower-alpha 7] Nếu đó là một bài đăng về quan điểm của một chuyên gia trong blog của một cơ quan báo chí, hãy đề tên tác giả bài đăng đó ngay trong câu văn trong bài bách khoa, ví dụ: "[nhà báo] Nguyễn Văn A viết rằng ..."

Đừng bao giờ sử dụng bình luận của độc giả trong blog làm nguồn cho bài viết bách khoa. Khác với blog báo chí, blog cá nhân hoặc nhóm không phải là nguồn đáng tin cậy và sẽ được giải thích trong quy định về nguồn tự xuất bản bên dưới.

Hướng dẫn về nguồn đáng tin cậy

Hãy xem trang Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy để đọc các hướng dẫn về độ tin cậy của các loại nguồn khác nhau. Ngoài ra Wikipedia tiếng Việt cũng tổng hợp một danh sách nguồn tiếng Việt đáng tin cậy tại Wikipedia:Danh sách nguồn đáng tin cậy/Tiếng Việt (lưu ý rằng đây không phải là một danh sách đầy đủ). Do các quy định có hiệu lực cao hơn hướng dẫn, nên nếu chẳng may quy định này mâu thuẫn với hướng dẫn Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy hay bất kỳ hướng dẫn nào khác về nguồn tham khảo, thì quy định này sẽ được ưu tiên.